Chiến lược quan trọng trong kiểm soát bệnh sốt xuất huyết là giải quyết gốc rễ của vấn đề “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, giảm muỗi Aedes, hạn chế nơi sinh sản (tức là giảm nguồn). Cách tiếp cận này đã được xác nhận trong thực tiễn.
Cần áp dụng cách tiếp cận đa phương để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết. Các động lực chính trong cách tiếp cận cần quan tâm là:
- Giám sát và kiểm soát phòng ngừa: bao gồm GS vector (kể cả khi chưa có ca bệnh),và GS ca bệnh.
- Huy độngsự tham gia của cộng đồng;
- Thực thichính sách (yếu tố răn đe để cộng đồng phải thực hiện); và
- Nghiên cứuvấn đề xảy ra.
Đánh giá chung: các biện pháp chuyên môn đã triển khai theo lý thuyết nhưng chưa thật sự đến đích (phụ thuộc vào nhiều ngành, nhiều yếu tố), điều đó giải thích vì sao bệnh SXH chưa khống chế được trong quá khứ, hiện tại và có thể cả tương lai.
Giám sát và kiểm soát dự phòng
Thông qua các dữ liệu thu thập được trong quá trình giám sát với sự trợ giúp của hệ thống bản đồ thông tin địa lý, cần tiến hành hoạt động giám sát muỗi hàng ngày/tuần. Các thông tin cho phép can thiệp vào các khu vực xuất hiện nguy cơ để làm giảm nguồn (bọ gậy và muỗi). Đây là bước quan trọng để ngăn ngừa lây truyền bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra.
Trong thực tiễn, số ca nhiễm virus dengue không triệu chứng rất cao, dao động từ 50-80% tùy thuộc vào vùng lưu hành. Đây là nguồn lây nhiễm cho cộng đồng rất khó kiểm soát. Nhiều nghiên cứu cũng ước tính rằng số lượng các trường hợp sốt xuất huyết bị chẩn đoán sai có thể đạt được một tỷ lệ kỷ lục 50% và không có sự tương quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống SXH (kiến thức tốt nhưng thực hành kém), nhiệm vụ của ngành Y tế là nâng cao khả năng thực hành của cộng đồng.
Giáo dục cộng đồng đơn giản để giảm nơi sinh sản của muỗi sẽ được thực hiện tốt hơn so với phun hóa chất diệt muỗi trong một nghiên cứu kiểm soát ở Mexico. Nghiên cứu KAP khác đã tìm thấy rằng phát thanh và truyền hình là kênh rất hiệu quả để phổ biến kiến thức cho cộng đồng
Để thành công hơn, chúng ta cần phải trả lại cho chương trình kiểm soát vector đi đúng hướng, đó là dựa trên nền tảng côn trùng học (entomologic) thu thập một cách cẩn thận số liệu dịch tễ học. Chú trọng vai trò cốt lõi trong việc tăng cường giám sát dịch bệnh và kiểm soát vector có hiệu quả có thể hữu ích trong việc giảm trung gian truyền bệnh và giảm nguồn vi rút trong quần thể.
Không có bằng chứng cho thấy rằng các biện pháp kiểm soát tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất diệt muỗi ngoài môi trường, có hiệu quả sau khi các trường hợp mắc đã được phát hiện, phun hóa chất chỉ có hiệu quả khi đi song song với các biện pháp chống dịch khác
Chiến lược loại trừ sốt xuất huyết:
- Giám sát hoạt động tại các khu vực có nguy cơ sốt xuất huyết và / hoặc nơi có số lượng muỗi cao, luôn theo dõi bản đồ dịch tễ vector SXH (bọ gậy và muỗi).
- Cắt đứt các nguồn lây truyền càng nhanh càng tốt khi trường hợp (nghi ngờ và xác nhận) và chùm ca bệnh xuất hiện.
Cần phải áp dụng phương pháp tiếp cận tích hợp để kiểm soát muỗi bằng cách thực hiện tất cả các phương pháp thích hợp (môi trường, sinh học và hóa học) an toàn, hiệu quả và chấp nhận được với môi trường sống
Kiểm soát Aegypti bền vững, thành công phải dựa vào sự hợp tác giữa các cơ quan chính quyền, Y tế, các tổ chức xã hội và cộng đồng.
Chiến lược này chúng ta đang thực hiện nhưng chưa đủ
– Hiện nay thành phố Đà Nẵng có 1.823 nhân viên (cộng tác viên) sức khỏe cộng đồng và các chuyên trách Đội YTDP Q/H thực hiện kiểm tra, giám sát sốt xuất huyết toàn thời gian. Các đội cơ động phòng chống dịch đã được thành lập để thực hiện kiểm soát dịch thường xuyên, kiểm tra và thực hiện PCD tại 56 xã/phường.
– Những cán bộ chuyên trách PCD của Q/H, X/P quen thuộc với các khu vực mình phụ trách, có thể xác định trước các khu vực có khả năng xuất hiện ổ dịch, đề xuất nhanh hơn và hiệu quả hơn trong xử lý, nhưng vấn đề quan trọng là năng lực của cán bộ được phân công? Có xác định đúng nguồn gây bệnh (họ đã được tập huấn nhuần nhuyễn chưa để có thể GS vector), có khả năng loại bỏ các ca bệnh GS được chẩn đoán theo dõi SXH tại các bệnh viện không?…GS ca bệnh không tốt có thể làm trầm trọng hơn dịch bệnh (bỏ sót hoặc thổi phồng quá mức)
– Các nhân công phun hóa chất diệt muỗi đã thực sự làm tốt công việc của họ chưa?
– Các nỗ lực phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan / tổ chức với nhau, vấn đề này chỉ tồn tại trên cơ sở lý thuyết nhiều hơn thực tiễn, cần huy động lực lượng tổ dân phố vào cuộc, có thể sẽ hiệu quả hơn, chú trọng vận động vệ sinh môi trường hằng tuần triệt để, đi vào thực chất
– Các xử lý chuyên sâu: đánh giá hiệu quả, hiệu lực của hóa chất diệt muỗi
– NCKH SXH: NCKH chuyên sâu về dịch tễ SXH; Cần trả lời cho được các câu hỏi: có bao nhiêu dân số đã từng mắc SXH, Type nào hiện nay đang chiếm ưu thế, tại sao D2 (75% năm 2016) nhưng lại có rất ít ca bệnh nặng? không có tử vong? Tỷ lệ dân số mắc tiên phát và thứ phát?. Tất cả những vấn đề đó phải được trả lời để có thể dự đoán được tình hình dịch SXH trên địa bàn thành phố cho những năm tiếp theo.
– Vấn đề thay đổi hành vi trong phòng chống dịch của cán bộ và người dân là cực kỳ khó khăn, trong 3 vấn đề cốt lõi để thay đổi hành vi cần sử dụng biện pháp phạt vi phạm hành chính theo NĐ 176 và 155
– Vấn đề áp dụng luật phòng chống bệnh truyền nhiễm vào thực tiễn cần tôn trọng thực tiễn khách quan
Xây dựng hệ thống bảng cảnh báo dịch SXH, để cảnh báo cộng đồng, tham khảo các cấp cảnh báo dịch của các nước trong khu vực Đông Nam Á
Định nghĩa | Cấp cảnh báo |
Khu vực có nguy cơ cao trên 10 trường hợp mắc | Màu đỏ |
Khu vực có nguy cơ cao dưới 10 trường hợp mắc | Màu vàng |
Không có trường hợp mắc mới sau giám sát trong 21 ngày tiếp theo | Màu xanh lá |
Cấp cảnh báo |
Hoạt động phòng ngừa chống sốt xuất huyết
|
Màu đỏ | Đối với cộng đồng: 5 Bước xử lý dành cho chính quyền và CBYT
– Vệ sinh môi trường – Diệt bọ gậy, lăng quăng – Phun hóa chất diệt muỗi diện rộng chủ động – Giám sát ca bệnh – Điều trị kịp thời, hạn chế tử vong Đối với cá nhân: – Khám bác sỹ nếu có bất kỳ các triệu chứng: Sốt, nhức đầu, đau lưng/đau cơ, phát ban hoặc khó chịu ở bụng. – Phun hóa chất diệt muỗi trong góc tối như dưới gầm giường, ghế sofa và phía sau rèm cửa trong nhà mỗi ngày. – Nhà có người bệnh được chẩn đoán sốt xuất huyết, khuyến khích sử dụng màn chống muỗi khi ngủ và áp dụng thuốc chống côn trùng (có DEET là một thành phần hoạt chất) để hạn chế chuỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết – Thoa thuốc chống côn trùng hàng ngày. Ngoài ra, mặc áo dài tay và quần dài. |
Màu vàng | Đối với cộng đồng: 5 Bước xử lý dành cho chính quyền và CBYT
– Vệ sinh môi trường – Diệt bọ gậy, lăng quăng – Xử lý ổ dịch nhỏ – Giám sát ca bệnh – Điều trị kịp thời, hạn chế tử vong Đối với cá nhân: – Khám bác sỹ nếu có bất kỳ các triệu chứng: Sốt, nhức đầu, đau lưng/đau cơ, phát ban hoặc khó chịu ở bụng. – Phun hóa chất diệt muỗi trong góc tối như dưới gầm giường, ghế sofa và phía sau rèm cửa trong nhà mỗi ngày. |
Màu xanh lá | Đối với cộng đồng: 5 Bước xử lý dành cho chính quyền và CBYT
– Vệ sinh môi trường – Diệt bọ gậy, lăng quăng – Khuyến khích người dân diệt muỗi bằng hóa chất hiện có trên thị trường – Giám sát ca bệnh – Phát hiện kịp thời ca bệnh mới |
Tóm lại:
Kiểm soát vector tích hợp trong phòng chống dịch là cách tiếp cận chiến lược, ra quyết định hợp lý cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để kiểm soát vector, xem xét năm yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý, cụ thể là:
– Vận động, huy động xã hội và thực thi pháp luật
– Hợp tác trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác: tăng cường giao tiếp giữa các nhà làm chính sách (luật), các nhà quản lý để kiểm soát bệnh, kể cả NCKH
– Phương pháp tiếp cận tích hợp để kiểm soát dịch bệnh: tích hợp các phương pháp không dùng hóa chất và kiểm soát véc tơ hóa học; và tích hợp với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khác;
– Dựa trên bằng chứng đưa ra quyết định: xây dựng KH phù hợp thực tiễn
– Xây dựng năng lực: nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực đầy đủ ở cấp TP và địa phương để quản lý dựa trên phân tích tình hình thực tế.

Nguồn: TTYT DP Tp.Đà Nẵng